Mỗi dịp xuân về khách thập phương trên cả nước thường hay đến Đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi, lộc vãi và vay mượn để cầu cho năm mới quá trình kinh doanh được phát lộc, phát tài, bình an, may mắn. Vậy nên cứ vào dịp cuối năm mọi người lại đến Trả Nợ Bà Chúa Kho để thể hiện tấm lòng “có trước có sau”.
Nguồn gốc của Đền Bà Chúa Kho và các nghi thức tâm linh
Nguồn Gốc Bà Chúa Kho
Di tích lịch sử Đền Bà Chúa Kho có nguồn gốc từ thời nhà Lý, liên quan đến trận chiến của Lý Thường Kiệt chống lại quân Tống vào năm 1076 tại bờ sông như nguyệt nằm ngay đằng sau của ngọn núi kho. Thời điểm đó ngọn núi kho là nơi cất trữ kho lương, kho tiền và là ngân khố của quốc gia. Mà người cai quản toàn bộ vùng đất không ai khác đó chính là Bà Chúa Kho.
Bà Chúa Kho là phong hiệu sau khi mất cho những người phụ nữ có công với đất nước trong việc cai quản kho lương, kho tiền, của cải của quốc gia. Có rất nhiều nơi có Bà Chúa Kho của vùng đó nhưng một trong những nơi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất đó là Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh
Đền Bà Chúa Kho khi xưa chỉ là ngôi miếu nhỏ và đã từng nhiều lần bị tàn phá do các cuộc chiến tranh khốc liệt của phương Bắc đến thời kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ. Dù nhiều lần bị tàn phá như vậy nhưng vì sự linh thiêng của ngôi miếu và những tấm lòng hảo tâm của tất cả người dân trên cả nước đã cùng nhau gây dựng lại thành một nơi Uy Nghi, Tráng Lệ có tên gọi là Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh.
Các Nghi Thức Tâm Linh có tại Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh nổi tiếng cả nước là nơi tới xin lộc đầu năm cầu cho mưa thuận gió hóa, kinh tế phát triển, kinh doanh buôn bán gặp nhiều may mắn, gia đình bình an mạnh khỏe, con cái học hành giỏi giang,…
Ngoài ra những ai đang kinh doanh buôn bán thường tìm đến đây với nhu cầu vay vốn tiền âm của Bà để nhận lộc dương giúp thuận lợi trên con đường làm ăn kinh doanh. Bắt nguồn từ câu truyện Bà Chúa Kho là người cai quản ngân khố, của cải thời xưa.
Vậy nên về sau này lại có thủ tục trả lễ và trả nợ Bà Chúa Kho phát sinh từ nhu cầu muốn trả ơn Bà Chúa Kho vì đã đem lại tài lộc cho mình. Cùng chúng tôi tham khảo kỹ hơn về Trả Lễ và Trả Nợ Bà Chúa Kho khác nhau ở điểm gì nhé.
Lưu Ý: Có hai hình thức đi lễ Bà Chúa Kho cuối năm đó là: Đi Trả Nợ Bà Chúa Kho và đi Trả Lễ Tạ Bà Chúa Kho. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn để tránh bị nhầm lẫn giữa hai việc này nhé.
Trả Lễ Tạ Bà Chúa Kho là gì
Phân tích về việc đi trả lễ tạ ơn Bà Chúa Kho
- Đầu năm khi chúng ta đi xin lộc rơi, lộc vãi Đền Bà Chúa Kho cầu cho năm mới mọi việc được thành công, kinh doanh được thuận lợi, kinh tế được phát triển, gia đình được hạnh phúc khỏe mạnh và khi chúng ta đã đạt được những ước nguyện của mình rồi thì trong tâm trí sẽ nghĩ tới những người đã ban tài ban lộc cho mình trong cả năm qua.
- Từ đó hình thành lên thói quen “nhớ về cội nguồn” cứ mỗi dịp cuối năm khách thập phương lại đổ về sắm lễ tạ ơn Bà Chúa Kho vì đã ban phát tài lộc. Lượng khách đổ về trả lễ tạ ơn cũng đông không kém so với lượng khách đổ về dịp đầu năm.
- Đi tạ lễ Bà Chúa Kho là nhu cầu của mỗi cá nhân không ai giống ai, nó xuất phát từ tâm và không bắt buộc phải làm điều này.
Cách sắm lễ tạ Bà Chúa Kho
- Giống với đầu năm đi Xin Lộc Bà Chúa Kho thì cuối năm đi trả lễ tạ bạn nên sắm lễ giống đầu năm sắp lễ như thế nào thì cuối năm y chang như vậy.
- Một bộ sớ và bộ lễ tạ gồm 3 ban chính: Công Đồng, Bà Chúa, Sơn Trang.
Lễ công đồng:
- Sắp lễ gồm: Kim ngân tiền vàng các loại nên chọn màu đỏ ứng với vía Hội Đồng Các Quan, bánh kẹo các loại. Hoa tươi quả tốt sắp theo số lẻ 1,3,5,7,9. Rượu hoặc bia và vài ba chai nước
- Lễ mặn thì có xôi giò hoặc tố hảo hơn thì xôi gà. Quả cau, lá trầu, 5 quả trứng và 1 chai rượu nhỏ đặt hạ ban ngũ hổ,…
Lễ Bà Chúa Kho:
- Kim ngân tiền vàng nên mua ở tại chân đền vì đồ mã ở đây có đặc thù riêng mà nơi khác không có và đầy đủ bằng, tất cả nên chọn màu vàng ứng với vía của Bà Chúa Kho. Hoa tươi quả tốt theo số lẻ 1,3,5,7,9, bánh kẹo các loại cộng với vài ba chai nước, quả cau lá trầu. Lễ ban Bà Chúa Kho thì toàn bộ lễ chay không đặt lễ mặn.
- Có thể dâng lên một số sản phẩm đặc thù mà bạn đang kinh doanh sau đó xin về thờ hoặc công đức lại nhà đền như: Nước hoa, Rượu Tây, Trang Sức, Mỹ Phẩm, Thực Phẩm…
Lễ Ban Sơn Trang:
- Sắp lễ gồm: Kim ngân tiền vàng các loại và có đặc thù riêng như: Hải Xảo, Nón, Áo và tất cả nên chọn màu xanh ứng với vía của Chúa Sơn Trang. Hoa tươi quả tốt theo số lẻ 1,3,5,7,9. Bánh, kẹo, nước các loại, quả cau lá trầu,…
- Có thể dâng thêm sản phẩm đặc thù như: Tôm, cua, ốc, cá, chanh, măng, gừng, ớt và bún đậu mắm tôm,….
Cách hạ lễ tạ Bà Chúa Kho
- Đã là đi tạ ơn thì bạn hạn chế mang đồ về nhà đặc biệt là vàng mã, bạn nên hóa hết tất cả tại lò hóa vàng của Đền. Chỉ nên mang một chút hoa quả bánh kẹo về làm lộc trần và nên tán đi một chút lộc cho mọi người xung quanh.
Trả Nợ Bà Chúa Kho là gì
Phân tích về việc đi Trả Nợ Bà Chúa Kho
- Khác với việc đi trả lễ thông thường thì đi Trả Nợ dành cho những người mà đầu năm họ có đến sắm lễ vay tiền Bà Chúa Kho để nhận lộc làm ăn kinh doanh thì sau này bắt buộc người đó phải đi trả nợ.
- Cũng giống như trên trần gian khi bạn đi vay ngân hàng thì bạn chắc chắn phải đến trả nợ (trần sao âm vậy).
- Thường thì đầu năm đi vay và cuối năm đi trả nợ, nhưng không có nghĩa phong tục đó là bắt buộc. Bạn có thể đi vay bất cứ thời gian nào trong năm và lúc nào đi trả nợ cũng được, nên dựa theo tình hình làm ăn kinh doanh của mình hoặc công ty để sắp xếp thời gian đi lễ một cách hợp lý.
- Ví dụ: Bạn đang phát triển 1 dự án và mong nó được thành công thì bạn cũng có thể đến vay vốn Bà cầu tài lộc cho công ty làm ăn kinh doanh được thuận buồm xuôi gió, dự án được hoàn thành sớm. Sau khi thành công bạn có thể ngay lập tức đến và trả nợ cho Bà luôn để có đôi lời cảm ơn với Bà.
Cách sắm lễ Trả Nợ Bà Chúa Kho
- Sắm Lễ trả nợ Bà Chúa Kho giống như lúc bạn vay toàn bộ đều được sắp bằng kim ngân tiền vàng và phải có số lượng cụ thể và chính xác. Đi kèm với 1 lá sớ trả nợ trong đó cũng phải ghi rõ số tiền trả là bao nhiêu và ký tên của người đi trả trong lá sớ.
- Ví dụ đầu năm bạn vay Bà Chúa Kho 1 tỷ tiền âm và năm đó bạn làm ăn được lộc kha khá có thể trả Bà thành 2 tỷ coi như lãi gấp đôi. Hoặc xởi lởi hơn có thể trả gấp 3, gấp 5, gấp 10 cái đó tùy vào tâm của mỗi người chứ không có quy định nào là bắt buộc cả.
- Có rất nhiều các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam khi đi trả nợ gấp 5, gấp 10 là chuyện rất bình thường. Vì toàn bộ số tiền đang nói tới là tiền âm phủ nên khi quy ra tiền VNĐ thì giá trị cũng rất nhỏ. Bạn nên tìm hiểu trước về giá cả và đặt lễ đúng chỗ uy tín nhất.
Nên đi trả nợ Bà Chúa Kho bao nhiêu?
- Nhiều người đưa ra quan điểm đi Bà Chúa Kho vay 1 phải trả 10 đó là nhận định không chính xác. Chúng tôi khuyên bạn trả lãi cho Bà Chúa Kho bao nhiêu tất cả là ở cái tâm của mình chứ không nhất thiết phải gấp đôi hay gấp 3,5,10 như mọi người hay nhắc tới.
- Lưu ý rằng toàn bộ lễ dâng lên xin Trả Nợ cho Bà Chúa Kho thì khi lễ xong lúc hạ lễ sẽ phải mang đi hóa tất cả tại lò hóa vàng của nhà đền. Không được mang đồ mã về nhà nữa để cho đúng thủ tục, tránh tình trạng trả nợ bị thiếu.
Nên hiểu đi Tạ Lễ và Trả Nợ Bà Chúa Kho như thế nào cho đúng
- Trả lễ tạ ơn Bà Chúa Kho là nhu cầu của mỗi cá nhân không bắt buộc phải có. Ai có nhu cầu cũng như lòng thành biết ơn hoặc điều kiện đi lại không quá xa xôi đều có thể đến tạ lộc cho Bà vào dịp cuối năm.
- Còn việc đi Trả Nợ Bà Chúa Kho là việc cần phải làm nếu bạn đã từng vay mượn của Bà. Không quy định thời gian nên bạn có thể sắp xếp đi trả nợ bất cứ lúc nào bạn muốn.